Những điều cần biết khi theo học nghề Lái xe tại Việt Nam

Những điều cần biết khi theo học nghề Lái xe tại Việt Nam là gì? Kinh nghiệm cần thiết sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!

Cùng tham khảo bài viết: Khai giảng Khóa học “Kỹ thuật Lái xe An toàn”

TS. Hà Đắc Bình phát biểu Khai giảng Khóa học "Kỹ thuật lái xe an toàn"
TS. Hà Đắc Bình phát biểu Khai giảng Khóa học “Kỹ thuật lái xe an toàn”

Các hạng bằng lái xe

  • A1         Người điều khiển xe moto 2 bánh có dung tích xi – lanh từ 50cc đến dưới 175 cc.
  • A2         Người điều khiển xe moto 2 bánh không giới hạn dung tích xi lanh.
  • A3         Người điều khiển xe moto 3 bánh, xích lô máy, xe lam và các loại hạng A1.
  • A4         Người điều khiển các loại máy kéo có trọng tải 1 tấn.
  • B1          Người điều khiển: xe ô tô 9 chỗ ngồi; xe tải, xe chuyên dùng có trọng tải dưới 3,5 tấn; máy kéo 1 rơ-mooc có trọng tải dưới 3,5 tấn.
  • B2          Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, điều khiển các phương tiện hạng B1 và xe cẩu bánh lốp có sức nâng dưới 3,5 tấn.
  • C            Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, điều khiển xe chuyên dụng, xe ô tô tải có trọng tải 3,5 tấn trở lên; cần cẩu bánh lốp có sức nâng 3,5 tấn trở lên; máy kéo, đầu kéo 1 rơ-mooc hoặc sơ mi rơ-mooc có trọng tải 3,5 tấn trở lên.
  •          Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, điều khiển: xe ô tô từ 10 – 30 chỗ ngồi; các loại xe quy định trong hạng B1, B2, C.
  • E            Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, điều khiến: xe ô tô trên 30 chỗ ngồi, các loại xe quy định trong hạng B1, B2, C, D.
  • F            Cấp cho người đã có giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E điều khiển các loại xe tương ứng kéo theo rơ-moóc có trọng tải lớn hơn 750 kg, sơ-mi mooc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
  • FB2 – người lái các loại xe quy định tại hạng B2 kéo theo rơ-mooc.
  • FC – người lái các loại xe quy định tại hạng C kéo theo rơ-mooc.
  • FD – người lái các loại xe quy định tại hạng D kéo theo rơ-mooc.
  • FE – người lái các loại xe quy định tại hạng E kéo theo rơ-mooc.
Có Nên Học Nghề Lái Xe? Ưu Điểm Của Nghề Hái Ra Tiền Ít Ai Biết
Có Nên Học Nghề Lái Xe? Ưu Điểm Của Nghề Hái Ra Tiền Ít Ai Biết

Thời hạn giấy phép lái xe

  • A1, A2, A3: không có thời hạn.
  • B2, A4: thời hạn 10 năm.
  • B1: thời hạn đến 55 tuổi (nữ), 60 tuổi (nam).
  • Trường hợp nữ (trên 45 tuổi), nam (trên 50 tuổi) mà thi giấy phép lái xe hạng B1 thì giấy phép được cấp có thời hạn 10 năm. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FC, FB2, FD, FE: thời hạn 5 năm.

Độ tuổi đăng ký học

  • A1, A2, A3, A4, B1, B2: Từ 18 tuổi trở lên.
  • C: Từ 21 tuổi trở lên
  • D, F: Từ 24 tuổi trở lên
  • E: Từ 27 tuổi trở lên

Hồ sơ đăng học bao gồm

  • Đơn đề nghị sát hạch để cấp giấy phép lái xe (Theo mẫu quy định)
  • 1 bản sao CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
  • 1 giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có cẩm quyền cấp
  • Ảnh 3*4

Bài viết trên đây nganhcongnghekythuatoto.edu.vn đã chia sẻ cho bạn “những điều cần biết khi theo học nghề Lái xe tại Việt Nam”. Hy vọng bài viết đã giúp ích nhiều cho bạn. Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình!